Thẩm định dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả mọi nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.
Điểm khác biệt cơ bản của thẩm định giá dự án so với lập dự án đó là thẩm định giá là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án.
Nhờ kết quả của thẩm định giá dự án đầu tư mà các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có cơ sở vững chắc để ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
Mục đích thẩm định dự án đầu tư
Đánh giá tính hợp lý của dự án biểu hiện trong hiệu quả và tính khả thi ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế xã hội
- Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng. Tính khả thi thể hiện ở việc xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý.
Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Chính vì thế thẩm định dự án đầu tư rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp:
- Giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mặt mục tiêu, quy mô, hiệu quả
- Xác định được mặt lợi, hại của dự án
- Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không
- Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
- Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường để lựa chọn hình thức đầu tư.
- Lập và phân tích tính khả thi của dự án đầu tư.
- Đánh giá tính khả thi dự án trong điều kiện rủi ro với các phần mềm chuyên nghiệp.
- Tư vấn lựa chọn phương án đầu tư mang tính chiến lược cao.
- Tư vấn lựa chọn đối tác đầu tư.
- Lập các hồ sơ báo cáo đầu tư.
- Tư vấn lựa chọn phương án vay và trả nợ hiệu quả nhất. và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án…).
Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư
- Một dự án thành công nếu các đặc điểm của dự án được nhà quản lý nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Việc này rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp.
- Giúp chủ đầu tư lựa chọn được các phương án đầu tư tốt nhất.
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mục tiêu, quy mô hiệu quả.
- Xác định được mặt lợi hại của dự án.
- Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không.
Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Với thẩm định dự án đầu tư, PSD Value đưa ra 5 phương pháp thẩm định dự án đầu tư một cách tối ưu và nhanh chóng gồm:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu;
- Phương pháp thẩm định theo trình tự;
- Phương pháp triệt tiêu các rủi ro
- Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư
- Phương pháp dự báo;
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư
Tùy thuộc vào các dạng dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp các thủ tục cần thiết liên quan đến dự án. Nhưng nhìn chung bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ trình của chủ đầu tư kèm theo báo cáo nghiên cứu;
- Văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Các văn bản có giá trị pháp lý;
- Văn bản xác nhận khả năng huy động …
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định giao đất;
- Quy hoạch chi tiết dự án;
- Các bản vẽ quy hoạch dự án …
Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Để thẩm định giá dự án đầu tư, đơn vị thẩm định cần tư vấn và thực hiện những quy trình sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận Công văn đề nghị thẩm định giá dự án đầu tư của khách hàng có nhu cầu
Bước 2: Yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ pháp lý sau:
- Đối với tổ chức có nhu cầu thẩm định giá dự án đầu tư
- Giấy tờ chứng minh thành lập và giấy phép kinh doanh
- Tài liệu bổ nhiệm vị trí cho ban giám đốc và kế toán trưởng
- Biên bản đầy đủ về bầu hội đồng quản trị
- Tài liệu báo cáo về tình hình trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như: Báo cáo kết quả kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, bảng cân đối tài chính
- Hồ sơ dự án
- Kết quả việc nghiên cứu cơ hội và kết quả nghiên cứu về khả năng khả thi của dự án.
- Các luận chứng về kinh tế đã được cơ quan cấp cao phê duyệt.
- Các bản giấy tờ hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thêm vào đó là các bản hợp đồng đầu vào và đầu ra.
- Giấy tờ liên quan tới việc cấp phép và sử dụng hay cho thuê đất
Bước 3: Thu thập thêm các tài liệu khác
- Tài liệu đề cập đến phương hướng phát triển của nền kinh tế – xã hội.
- Các văn bản về pháp luật có liên quan đến việc đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Các tài liệu thống kê cho chính tổng cục thống kê đưa ra.
- Các giấy tờ liên quan tới việc phân tích thị trường trên cả nước và nước ngoài. Giấy tờ này do chính những trung tâm nghiên cứu về vấn đề thị trường đưa ra. Cùng với đó là những tài liệu của bộ hay ngành có liên quan khác.
- Các văn bản đề cập tới vấn đề lấy ý kiến của các chuyên gia và chuyên môn. Ý kiến được thu thập từ việc phỏng vấn và tiếp xúc với chủ đầu tư dự án
Bước 4: Xử lý, khảo sát và đánh giá thông tin
Sau khi bạn đã tiến hành thu thập được đầy đủ các tài liệu và giấy tờ cần thiết. Lúc này, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá thông tin theo chiều hướng chính xác nhất. Việc đánh giá sẽ dựa trên kết quả của việc xử lý và phân tích thông tin. Điều này nhằm phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư được nhanh nhất.
Bước 5: Xác định giá trị và lập chứng thư thẩm định giá dự án.