Thẩm định giá trị doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc: điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp, biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất.
Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Chứng minh năng lực tài chính;
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
- Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
- Tham khảo giá trị thị trường;
- Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.
Đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Các công ty tư nhân, tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước
- Đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa
- Thay đổi quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng, mua bán hoặc nhượng quyền…
- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu, trái phiếu lần đầu
- Đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động.
Các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp
Với thẩm định giá trị doanh nghiệp, PSD Value đưa ra 6 phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp một cách tối ưu và nhanh chóng gồm:
- Phương pháp giá giao dịch;
- Phương pháp tài sản;
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong thẩm định giá doanh nghiệp;
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong thẩm định giá doanh nghiệp;
- Phương pháp tỷ số bình quân;
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu trong thẩm định giá doanh nghiệp.
Hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp
Tùy thuộc vào tài sản của doanh nghiệp, khách hàng cần cung cấp các thủ tục cần thiết liên quan đến doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bao gồm các giấy tờ sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
- Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
- Biên bản góp vốn
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản doanh nghiệp như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán thiết bị máy móc, hợp đồng thương mại, invoice, packinglist…
Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp gồm có 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề thẩm định giá doanh nghiệp
Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau:
- Thiết lập mục đích thẩm định giá
- Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,…
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
- Xác dịnh tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá doanh nghiệp
Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau:
- Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường;
- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh;
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng;
- Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện;
- Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
Bước 3: Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu thẩm định giá doanh nghiệp
Trong bước này cần lưu ý:
Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,…
Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…
Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá.
Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường.
Bước 4: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.
- Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu và ước tính giá trị doanh nghiệp
Thẩm định viên về giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá doanh nghiệp.
Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.
- Chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp.
Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp thẩm định giá
Thẩm định viên phải nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định mức giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Thẩm định viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của 01 hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm của doanh nghiệp và với mục đích thẩm định giá.
Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định.
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn số 04 (TĐGVN 04) về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.”