Thẩm định giá là gì? Vai trò và mục đích của thẩm định giá

tham dinh gia la gi vai tro va muc dich cua tham dinh gia

Thẩm định giá là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế xuất phát từ nhu cầu cần xây dựng rào chắn bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp. Hoạt động thẩm định giá ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xác định các giá trị tương đương giữa tiền – vật, thường được áp dụng trong hoạt động thanh lý tài sản, góp vốn doanh nghiệp, thế chấp tài sản,… 

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Vai trò của thẩm định giá

Trong kinh tế thị trường, thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, thanh lý, đầu tư… Tương ứng với từng mục đích kinh tế trên, với cùng một tài sản, cùng một thời điểm thẩm định sẽ cho kết quả giá trị tài sản thẩm định là không giống nhau. Do vậy, kết quả thẩm định giá sẽ được sử dụng để ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau.

Vai trò của thẩm định giá hiện nay:

  • Tư vấn về giá trị, giá cả tài sản giúp các chủ thể tài sản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua –bán, đầu tư, cho vay tài sản.
  • Định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả.
  • Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới

Mục đích của thẩm định giá

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Thế chấp vay vốn Ngân hàng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;
  • Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất
  • Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;

Đặc điểm của thẩm định giá

Từ vai trò và mục đích của thẩm định giá, có 4 đặc điểm nổi bật của thẩm định giá như sau:

Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá

Ta có thể thấy chỉ có những cá nhân, tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện thẩm định giá. Chủ thể phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá thì kết quả của thẩm định giá mới có giá trị về mặt pháp lý.

Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản

Việc xác định giá trị của tài sản là hoạt động rất khách quan, độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Điều đó đòi hỏi các chuyên viên thẩm định giá phải am hiểu thị trường, nắm bắt được biến động về giá.

Đối tượng của thẩm định giá là tài sản

Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm định giá, có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản, bất động sản, doanh nghiệp,..như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm, thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá

Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Sự tác động của mục đích thẩm định giá không giống với thời điểm và địa điểm do tác động không phải trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản mà nó ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức.

Ngày nay, thẩm định giá dần khẳng định được chức năng của mình và tính hiệu quả của nó đối với nền kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, thẩm định giá vẫn phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Thẩm định giá góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công.

– Thẩm định giá làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong trách nhiệm xác định giá trị tài sản của khách hàng.

– Thẩm định giá đã trở thành một phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp giá trị tài sản.

– Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu của thị trường.

Tham khảo dịch vụ thẩm định giá của PSD Value

Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

—————————————————

CÔNG TY C  PHÂN THẨM ĐỊNH GIÁ PSD

Trụ sở chính: 28 khu tập thể XN 492, Tổ 12, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 091 679 8558

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *